Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Cơn lốc ly khai ở châu Âu - Độc lập cho Scotland: Có hay không?
Người dân Scotland đối mặt với ngã rẽ lịch sử trong cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra vào ngày 18.9.

 



Một cuộc diễu hành của những người ủng hộ phe “không” tại thành phố Stirling - Ảnh: Trần Tuấn Minh

 

Trong những ngày gần đây, khi mà cuộc trưng cầu dân ý tại Scotland ngày càng đến gần với câu hỏi rất nặng ký “Liệu Scotland có nên trở thành một quốc gia độc lập hay không?”, thì không chỉ riêng Scotland mà cả Vương quốc Anh cộng thêm một phần không nhỏ của châu Âu cũng đang hồi hộp chờ đợi câu trả lời cuối cùng. 

 

Trò chơi vương quyền

 

Lịch sử về nền độc lập của Scotland là một câu chuyện có lẽ bắt nguồn từ gần 2.000 năm về trước, khi mà đế quốc La Mã còn thống trị cả châu Âu, trong đó có quần đảo Anh. Tuy vậy, ngay cả vào thời kỳ hùng mạnh nhất, các đoàn quân La Mã cũng không thể khuất phục được những bộ lạc miền núi của Scotland (những khám phá lịch sử gần đây cho thấy số doanh trại La Mã ở Scotland là nhiều nhất so với bất kỳ nước châu Âu nào khác). Dưới thời hoàng đế Hadrian, người La Mã buộc phải xây dựng một bức tường thành khổng lồ ở miền bắc nước Anh với chiều dài 120 km để ngăn chặn các cuộc tấn công của người Scotland. Bức tường thành này đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhà văn Mỹ George R.R.Martin viết bộ tiểu thuyết siêu ăn khách Trò chơi vương quyền.

 

Đến cuối thế kỷ 13, Scotland từng có lúc bị nước Anh xâm chiếm gần như toàn bộ nhưng sau đó đã chống trả thành công dưới sự lãnh đạo của các anh hùng William Wallace và Robert Bruce. Sau khi cuộc chiến này kết thúc, người Scotland đã viết bản tuyên ngôn độc lập cho nước mình vào năm 1320, và nhiều nhà sử học xem đây là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trên thế giới. Câu chuyện về William Wallace cũng trở thành nguồn cảm hứng cho nam tài tử Mel Gibson làm nên bộ phim nổi tiếng Braveheart (Trái tim dũng cảm).

 

Tới năm 1707, nền kinh tế Scotland bị thiệt hại nặng nề do cú đầu tư sai lầm vào việc xây dựng thuộc địa ở châu Mỹ, dẫn tới việc nhiều nhà quý tộc và tư sản của nước này đứng trước nguy cơ phá sản. Trước thử thách đó, giới lãnh đạo Scotland đã đánh đổi nền độc lập bằng cách chấp nhận sáp nhập với nước Anh để nhận lại sự cứu viện về mặt kinh tế. 

 


Các tình nguyện viên của phe “có” vận động người dân

 

Phong trào độc lập

 

Trong vòng hơn 300 năm từ đó cho đến nay, lúc nào ở Scotland cũng tiềm tàng các phong trào nếu không phải là đòi độc lập thì cũng là mong muốn có thêm quyền tự trị. Vào năm 1979, trong cuộc trưng cầu dân ý lần đầu tiên về việc trao quyền tự trị cho Scotland, đảng Dân tộc Scotland (SNP) đã thành công trong cuộc vận động được 52% số cử tri đi bầu ủng hộ việc Scotland được phép có chính phủ tự trị với quốc hội riêng. Tuy nhiên khi đó tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu chỉ có hơn 63% nên kết quả không được chính quyền trung ương chấp nhận.

 

Vào năm 1997, khi người Scotland một lần nữa có cơ hội trả lời trưng cầu dân ý về quyền tự trị, số người đồng ý đã lên tới gần 75%. Từ đó tới nay, Scotland có chính phủ và nghị viện riêng với một số quyền tự quyết nhất định. Tới năm 2007, SNP giành được quyền lãnh đạo chính phủ Scotland và Thủ hiến Alex Salmond bắt đầu khởi động chiến dịch đòi độc lập, với đỉnh điểm là cuộc trưng cầu dân ý sắp diễn ra vào ngày 18.9.

 

Cho đến giờ thì các cuộc khảo sát ý kiến cử tri đều cho thấy hai phía đồng ý (có) và không đồng ý (không) đang ở trong thế so kè quyết liệt, với phe “không” thường dẫn trước vài phần trăm. Việc phe “có” lần đầu tiên bứt phá giành 51% hồi đầu tháng đã làm chính phủ trung ương ở London hốt hoảng và nhanh chóng đưa ra những lời hứa hẹn về việc trao thêm quyền quyết định các vấn đề thuế và chi tiêu nếu người Scotland chấp nhận nói “không”.

 

Đâu là nguyên do khiến cho nhiều người Scotland hào hứng với việc nói “có” trong cuộc trưng cầu lần này? Những lý do mà phe “có” đưa ra đều là những đề tài nóng không chỉ ở riêng Scotland mà còn ở cả nước Anh và châu Âu, nhất là kể từ đợt khủng hoảng tài chính năm 2008: Bất bình đẳng kinh tế, tình trạng thất nghiệp kéo dài, cắt giảm phúc lợi xã hội trong khi lại ưu đãi cho việc giải cứu các đại ngân hàng, tình trạng nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào các ngành ngân hàng và tài chính… Phe “có” tin rằng một nước Scotland độc lập sẽ đưa ra được giải pháp cho những vấn đề kể trên tốt hơn cách mà chính quyền ở London đã và đang lựa chọn.

 

Một vấn đề khác làm dân Scotland bất đồng với người Anh là có nên ở lại trong khối EU hay không. Trong những năm gần đây, khi đa số dân Anh đang ủng hộ việc rời khỏi EU thì người Scotland lại có quan điểm ngược lại. 

 

Màn kịch chính trị ?

 

Điều tôi nhận thấy qua những cuộc trao đổi với những người ở cả hai phía là hóa ra họ đều có chung quan điểm Scotland cần được trao thêm quyền tự quyết, và sự khác biệt chính nằm ở chỗ là nên dừng lại ở đâu thì vừa. Có người bên phe “không” còn bảo là họ ủng hộ việc cải tổ hiến pháp Vương quốc Anh theo mô hình liên bang kiểu Đức hay Mỹ, trong đó 4 quốc gia thành viên đều có chính phủ và quốc hội riêng, nằm dưới một chính quyền cấp liên bang. Nhiều người bên phe “có” bảo chính họ cũng không quá tự tin vào thắng lợi sau cùng, nhưng việc gây sức ép lên chính quyền trung ương nhường thêm quyền tự quyết cũng đủ làm vừa ý họ. Theo những diễn biến mới nhất thì xem ra dù có nói “không” thì người Scotland cũng sẽ được London chấp nhận nhượng bộ.

 

Có lẽ yếu tố quyết định xem Scotland lựa chọn “có” hay “không” vào ngày 18.9 sẽ đến từ những người còn đang đắn đo, mà theo khảo sát gần đây chiếm tới khoảng 20% số cử tri. Trong số này cũng có nhiều ý kiến khác nhau: người thì bảo rằng họ xem cả cuộc vận động đòi độc lập từ trước tới giờ là trò diễn kịch của giới chính trị nhằm làm dân Scotland quên đi các vấn đề khác; người thì bảo muốn có thời gian xem xét thật kỹ các luận điểm của hai phe trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Một thợ cắt tóc bảo: “Gì chứ chuyện này phải suy nghĩ thật kỹ, vì lỡ mà nói “có” rồi thì không đảo ngược lại được. Nói gì thì nói, bao giờ cũng phải cẩn thận với những lời hứa từ mấy ông chính trị gia và bạn bè của các ông ấy”.

 

----------------------------------

 


Hiệu ứng Scotland

 

Cuộc “ly hôn” tiềm tàng giữa Scotland và Vương quốc Anh đặt ra nhiều câu hỏi về cách phân chia tài sản quốc gia, chính sách ngoại giao... Liệu Scotland có là thành viên EU hay tiếp tục ở trong NATO? Họ có tiếp tục sử dụng đồng bảng hay sẽ thiết lập tiền tệ mới? Đây là những câu hỏi đáng chú ý nhưng dư chấn quan trọng hơn cả là việc Scotland độc lập sẽ có hiệu ứng như thế nào với cả châu lục và thế giới.

 

Kể từ Thế chiến 2, có một nguyên tắc cơ bản ở châu Âu rằng các đường biên giới là bất khả xâm phạm và sẽ không bị thay đổi. Điều này bắt nguồn từ lo ngại căng thẳng về vấn đề biên giới sẽ một lần nữa đẩy châu Âu vào một cuộc chiến khác, như nhiều thế kỷ chiến tranh vì lãnh thổ trước đây. Nguyên tắc này bắt đầu xói mòn kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, việc tan rã của Liên Xô chỉ là sự tách rời những nước cộng hòa đã tồn tại trong lòng liên bang này, theo cách nhìn nhận của một số người. “Cuộc ly hôn nhung” sau đó giữa Czech và Slokavia cũng chỉ gói gọn trong một quốc gia chỉ mới hình thành từ cuối Thế chiến 1. Việc Kosovo tách khỏi Serbia đánh dấu một bước chuyển mới nhưng điều này được biện hộ bằng sự đàn áp của người Serbia. Dù mỗi sự thay đổi đều làm suy yếu nguyên tắc bất khả xâm phạm của biên giới, các trường hợp trên đều có những khía cạnh khiến cho chúng không thể trở thành một tiền lệ dứt khoát.

 

Trái lại, việc Scotland tách khỏi Vương quốc Anh là vấn đề hệ trọng. Nếu một khối liên hiệp tồn tại qua nhiều thế kỷ có thể bị xem xét lại thì mọi trường hợp khác đều có thể. Người ủng hộ độc lập cho Scotland lập luận họ là một dân tộc riêng và mỗi dân tộc có quyền tự quyết số phận của họ, thế nên họ sẽ chọn tách ra khỏi liên hiệp. Nhưng nếu người Scotland có quyền tự quyết thì những nơi khác ở châu Âu sẽ ra sao?

 

Chẳng hạn, tại sao người Catalonia, vốn có phong trào ly khai tồn tại lâu đời, lại không được phép tách khỏi Tây Ban Nha nếu Scotland có thể. Nhìn sang phía đông, Hiệp ước Trianon nhượng nhiều phần đất Hungary cùng với dân số Hungary ở đó cho Romania và Tiệp Khắc. Liệu người Hungary ở các nước đó nay có quyền tái gia nhập Hungary hay không. Trong khi đó, nếu người Bỉ nói tiếng Pháp và người Bỉ nói tiếng Hà Lan muốn tách ra khỏi Bỉ thì tại sao họ không được phép? Và tại sao miền đông Ukraine không được phép ly khai và gia nhập nước Nga?

 

Thậm chí, hiệu ứng Scotland có thể vượt khỏi châu Âu, với vô số phong trào ly khai ở Ấn Độ, Trung Quốc, châu Phi và những nơi khác. Việc độc lập của Scotland sẽ tạo ra một tiền lệ rõ ràng vốn sẽ được mở rộng về mặt khái niệm và địa chính trị. Nó có thể sẽ hợp pháp hóa các phong trào tương tự trên toàn cầu và buộc phải định nghĩa lại thế nào là một quốc gia.  

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Ông Putin đã dùng 'đòn Judo' ở Ukraina như thế nào? (14-09-2014)
    Trưng cầu ý dân Scotland thổi lửa vào các phong trào ly khai (13-09-2014)
    Tổng thống Pháp F.Hollande: Những ngày gian nan (13-09-2014)
    Phương Tây đang phá hoại hòa bình ở Ukraina? (13-09-2014)
    Vì sao Scotland muốn “đường ai nấy đi”? (13-09-2014)
    EU: Lệnh trừng phạt mới với Nga có hiệu lực (12-09-2014)
    Quan chức Trung Quốc đe dọa Hồng Kông (12-09-2014)
    Nhật-Trung “giành giật” đồng minh (12-09-2014)
    Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lại sôi động (12-09-2014)
    Truyền thông thế giới lên tiếng về bài phát biểu đánh bại IS của Mỹ (12-09-2014)
    Đa số dân TQ muốn đánh nhau với Nhật Bản trước 2020 (11-09-2014)
    Anh chạy đua với thời gian nhằm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ (11-09-2014)
    Vì sao Mỹ mời Trung Quốc tham gia liên minh chống IS? (11-09-2014)
    Chống IS: Cuộc chiến vĩnh cửu của Iraq - Kỳ cuối: Những đường biên giới cát (11-09-2014)
    Mỹ và gánh nặng siêu cường (11-09-2014)
    Nga sẽ đi tiếp nước cờ nào sau Ukraine? (10-09-2014)
    Vòng ôm thắm thiết chiến lược không 'bao vây' Trung Quốc (10-09-2014)
    Chống IS: Cuộc chiến vĩnh cửu của Iraq - Kỳ 3: Triều đại của IS (10-09-2014)
    Có thể đến lượt nước Anh tan rã (10-09-2014)
    Cú lừa Đức quốc xã ngoạn mục của nhà sinh học Do Thái (09-09-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153108424.